16/07/2021 - 1687 Lượt xem

HƯỚNG DẪN TẨY GIUN CHO MÈO  ĐÚNG CÁCH 

 

Có 5 loại giun cơ bản thường gặp ở chó mèo: giun chỉ, giun đũa, sán dây, giun tròn và giun móc. Trong số đó, giun móc gây ra những triệu chứng khó lường, thậm chí dẫn đến tử vong. Do đó, tẩy giun là một hoạt động bắt buộc để tránh cho mèo con và mèo trưởng thành bị nhiễm các loại ký sinh trùng nguy hiểm đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, việc dùng thuốc cần theo chỉ định của bác sĩ vì có thể thuốc sẽ kèm theo những tác dụng phụ ngoài ý muốn. 

 

Tẩy giun cho mèo đúng cách

 

1. Theo dõi lịch tẩy giun đúng độ tuổi của mèo

 

Tùy theo từng giai đoạn phát triển của mèo mà lịch tẩy giun cho chúng sẽ có sự điều chỉnh cho phù hợp.

 

  • Khi mèo đạt từ 3 – 8 tuần tuổi: thực hiện tẩy giun 2 tuần/lần. Lúc mèo được 3 tuần tuổi: tẩy lần thứ 1. Lặp lại vào lúc mèo được 5 và 7 tuần tuổi.
  • Khi mèo đạt từ 2 – 6 tháng tuổi: thực hiện việc tẩy giun 1 tháng/lần. Tức là sau lần tẩy giun lúc chúng được 7 tuần tuổi, đúng 1 tháng sau bạn thực hiện tẩy giun lần thứ 4. Lặp lại hằng tháng cho đến khi chúng đủ 6 tháng tuổi.
  • Khi mèo đạt từ 6 – 12 tháng tuổi: cứ 2 – 3 tháng tẩy giun 1 lần. Như vậy là từ lần tiêm lúc 6 tháng tuổi, đến khi chúng được 8 tháng, 10 tháng và 12 tháng tẩy giun.
  • Khi mèo đạt từ 1 tuổi trở lên: cứ 6 tháng tẩy giun 1 lần cho đến hết vòng đời của mèo.

 

2. Cách tẩy giun cho mèo

 

Bạn có thể tán nhuyễn thuốc và trộn với thức ăn cho mèo ăn hoặc hòa tan với nước. Đặt mèo nằm ngửa trên đùi bạn và khóa mèo bằng 2 chân. Giữ đầu mèo đúng cách bằng cách đặt ngón tay 2 bên mép mèo và bóp nhẹ để mèo mở miệng. Dùng ống tiêm (không có kim) bơm thuốc (đã pha nước) vào mép hoặc miệng mèo cho mèo nuốt.

 

3. Các loại thuốc tẩy giun

 

3.1 Giun đũa và giun móc:

 

Một số thuốc sổ giun điều trị giun đũa và giun móc phổ biến nhất ở mèo trưởng thành như:

 

  • Dạng uống: Oxime Milbemycin, Pyrantel Pamoate
  • Dạng thoa ngoài: Selamectin. Loại này không thích hợp sử dụng cho những con mèo dưới 8 tuần tuổi trong việc sổ giun/ tẩy giun. Do đó, mèo con chỉ nên được dùng thuốc tẩy giun/ sổ giun đường uống.

 

3.2 Sán dây:

 

Sán dây thường được điều trị bằng hai loại thuốc là Praziquantel và Epsiprantel. Cả hai loại này đều là thuốc sổ giun dạng uống. Thuốc Epsiprantel cần được kê đơn và thuốc Praziquantel là thuốc không kê đơn có sẵn.

 

4. Các tác dụng phụ của thuốc tẩy giun

 

Thuốc có xu hướng gây độc cho ký sinh trùng (giun) hơn là vật chủ (mèo con). Đây là lý do tại sao bạn cần sự trợ giúp của bác sĩ thú y để dùng đúng thuốc cho mèo sau khi được hướng dẫn. Một số tác dụng phụ của thuốc tẩy giun là tiêu chảy và nôn. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ thú y về những tác dụng phụ có thể hoặc không xảy ra do thuốc tẩy giun và đảm bảo mèo phản ứng phù hợp với thuốc.

 

XEM THÊM DẤU HIỆU NHẬN BIẾT MÈO BỊ NHIỄM GIUN SÁN: Tại đây

 

XEM THÊM DANH SÁCH MÈO CON ĐANG ĐƯỢC TÌM CHỦ: Tại đây

Chúc mừng bạn đặt hàng thành công

OK