04/01/2019 - 2088 Lượt xem

CÁC BỆNH VỀ MẮT THƯỜNG GẶP Ở CHÓ MÀ BẠN CẦN BIẾT

 

Cũng như con người chúng ta, với những chú cún đôi mắt là tài sản vô giá là "cửa sổ tâm hồn" là nơi kết nối, trao đổi, thể hiện tình cảm của chúng với mọi vật xung quanh... Sẽ rất khó khăn với chúng nếu như đôi mắt bị mờ đục rồi không còn thấy gì nữa... Do đó hãy chú ý quan sát, kiểm tra (dùng tay cái của mình nhẹ nhàng vạch nhẹ mắt của cún kiểm tra niêm nạc mắt của cún) ngay tại nhà để sớm phát hiện ra những biểu hiện bất thường. Cùng Letrungpet tìm ra biện pháp điều trị thích hợp và kịp thời để chú chó của chúng ta được sống vui tươi và khỏe.

 

bệnh thường gặp về mắt ở chó

 

Những biểu hiện sau đây cho thấy chó nhà bạn đang mắc phải các bệnh về mắt:

 

  • Mắt chó có rỉ hoặc mủ ở khóe mắt.
  • Chó chảy nước mắt.
  • Niêm mạc mắt chó có màu trắng hoặc đỏ.
  • Phần lông ở khóe mắt và sống mũi chó chuyển màu (thường là đỏ) tạo thành vệt dài như vệt nước mắt.
  • Một hoặc cả hai mắt chó bị đóng lại.
  • Mắt chó vẩn đục hoặc chuyển màu mắt.
  • Mắt chó xuất hiện mí mắt thứ ba.
  • Hai bên con ngươi của chó có kích thước không đều.

 

Sau đây là một số bệnh về mắt thường gặp ở chó nguyên nhân và cách điều trị:

 

1. Chó bị chảy nước mắt thường xuyên

 

Đây có thể là dấu hiệu của bệnh viêm nhiễm mắt hay bị khối u ở mắt. Có rất nhiều nguyên nhân có thể là do mắt bị bụi bẩn, bị vật lạ nằm trong mắt, mắt không được vệ sinh sạch sẽ hoặc mắt bị tổn thương ở phần niêm mạc, giác mạc và do tuyến nước mắt bị viêm, hay bị u.

 

Điều trị: 

 

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng mặt và mắt cho chó.

  • Dùng nước muối sinh lý NaCl 0.9% nhỏ mắt hàng ngày sau đó nhỏ thuốc kháng sinh nhỏ mắt (có thể tham khảo loại ciprofloxacin, gentamycin hoặc terramycin) để điều trị cho chó.

  • Sau 5 đến 7 ngày nhỏ thuốc đau mắt. Nếu chó thường xuyên bị chảy nước mắt nhiều, kèm theo biểu hiện như mắt sưng đỏ, dụi mắt liên tục mà nhỏ kháng sinh không khỏi thì có thể chó của bạn mắc các chứng bệnh nặng hơn dưới đây và bạn cần phải mang chó đến gặp bác sĩ thú y để được chuẩn đoán, điều trị.

 

chó bị chảy nước mắt

 

2. Bệnh viêm kết mạc (đau mắt đỏ)

 

Bệnh viêm kết mạng là hiện tượng mắt bị đỏ, kết mạc bị sưng lên, mắt trở nên đục, chảy nhiều nước mắt, sưng mủ nhầy, chó thường nheo mắt lại và sợ ánh sáng, mí mắt dần bị dính chặt với nhau và bị co giật. Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm kết mạc ở chó chủ yếu là do nhiễm trùng mắt, bị vật lạ, cành cây, các loại thuốc hóa chất, xà phòng hay các loại côn trùng bay vào mắt... hay những giống chó lông dài dễ có nguy cơ bị tổn thương mắt nếu như không được tỉa lông gọn gàng, làm tổn thương đến các mô, giác mạc của mắt, gây viêm nhiễm dẫn đến mắt bị sưng, mưng đỏ hoặc có thể do các nguyên nhân nặng hơn như mắt chó có máu dư thừa trong mí mắt (gọi là sung huyết), bị viêm mí mắt, viêm giác mạc, viêm kết mạc hay bị xuất huyết mắt...

 

Điều trị: 

 

  • Bệnh viêm kết mạc cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời nếu chậm trễ sẽ gây loét giác mạc và mất thị lực.

  • Để chữa trị được căn bệnh này cần nhờ đến sự khám chữa của bác sĩ thú y để kiểm tra và giải phẩu mắt cho chó. 

  • Vệ sinh mắt cho chó bằng cách dùng bông lau (vải mềm) có tẩm dung dịch axitboric 2% hoặc nước muối sinh lý 0,9% lau quanh mắt, vùng mặt cho chó.

  • Cắt tỉa các vùng lông dài rậm quanh mắt, tai, râu ria trên mặt cho chó. Tránh cho chó tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng.

 

Bệnh đỏ mắt ở chó là một chứng bệnh nặng mà bạn cần phải đưa ngay đến bác sĩ thú y để khám bằng cách xét nghiệm máu, chụp X-quang, siêu âm mắt để kiểm tra tình trạng bệnh tật ở mắt chó. Bệnh đau mắt đỏ sẽ dễ dàng nhận biết khi thấy mắt chó có sự đổi màu khác biệt, nếu bạn sớm phát hiện được dấu hiệu đau mắt đỏ ở chó, thì sẽ dễ dàng để chữa trị hơn.

 

viêm kết mạc ở chó

 

3. Chó bị khô giác mạc (Dry Eye)

 

Bệnh khô giác mạc này còn gọi là Keratocon - Jonctivitis. Khô mắt là một bệnh tương đối phổ biến của con chó và gây giảm tiết nước mắt. Chó bị khô mắt là do rối loạn của tuyến mắt nên không sản xuất đủ nước mắt để giữ cho đôi mắt được bôi trơn đầy đủ, từ đó làm cho giác mạc và kết mạc bị khô, dày, màu đỏ, kích ứng và viêm. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, khô mắt có thể dẫn đến viêm loét và gây ra sẹo giác mạc, nhiễm trùng mắt, suy giảm thị lực và có thể dẫn đến mù lòa.

 

  • Bệnh này thường thấy ở những giống chó nhỏ con, chó lông xù Bắc Kinh, giống chó lùn, nhỏ, chó mũi tẹt, chó Cocker Spaniels, Bulldogs, West Highland White Terriers, Lhasa Apso, và Shih Tzus.

  • Chó có đôi mắt lồi dễ bị khô mắt hoặc dễ bị viêm giác mạc hơn các giống chó khác do mí mắt không khép kín khi ngủ nên một phần mắt không được tiếp xúc với nước mắt nên sẽ bị khô.

  • Diện tích của mắt và chung quanh giác mạc thường là khô vì thiếu nước mắt, do đó mắt dễ bị lở loét, ung nhọt, làm sưng lên ở phía trong của mắt, rồi giác mạc của mắt trở nên mờ mờ.

  • Có khoảng 80% số chó bị khô mắt do vấn đề về miễn dịch.

  • Các tuyến lệ bị viêm và không thể sản xuất nhiều nước mắt như bình thường để bôi trơn giác mạc dẫn đến mắt bị khô và ngứa.

  • Khô mắt cũng có thể xảy ra thứ phát do gây mê tổng quát và atropin gây ra hội chứng khô mắt thoáng qua, do chấn thương, do phẫu thuật cắt bỏ mi mắt thứ ba, do độc tính của thuốc nhóm sulfa và nhiều bệnh như suy giáp, bệnh Care, bệnh tiểu đường cũng có thể đóng một vai trò trong chứng khô mắt.

 

Điều trị:

 

  • Trước tiên hãy giữ mắt của chó được sạch sẽ bằng cách lau nhẹ nhàng các chất tiết trước khi nhỏ thuốc.

  • Để điều trị trường hợp khô mắt là dùng dung dịch nước mắt nhân tạo để nhỏ mắt.

  • Dung dịch nước mắt nhân tạo là một chất bôi trơn dùng để dưỡng ẩm cho đôi mắt. Nó ngăn ngừa kích ứng và làm giảm khô mắt do giảm tiết nước mắt.

  • Thuốc mỡ cyclosporine được sử dụng nếu con chó của bạn bị khô mắt do miễn dịch qua trung gian.

  • Pilocarpine được sử dụng nếu con chó của bạn bị khô mắt do thần kinh. Pilocarpine có thể khó chịu, đặc biệt là khi nhãn cầu bị khô. Để giảm kích ứng, bạn nên nhỏ nước mắt nhân tạo trước khoảng 5 phút rồi mới dùng pilocarpine.

  • Kháng sinh tại chỗ, chẳng hạn như Terramycin và Gentamicin nhãn khoa được dùng nếu vật nuôi của bạn có nhiễm trùng giác mạc.

 

chó bị khô giác mạc

 

4. Bệnh tăng nhãn áp (xanh mắt, Glaucoma)

 

Bệnh xanh mắt hay là bệnh đau con ngươi của mắt nên hóa ra sắc lục, con ngươi nở rộng và giác mạc có màu xanh, thị lực loạn xạ, không rõ ràng. Sự tăng, ép ở các tế bào bên trong của mắt quá độ (tăng nhãn áp) gây làm chảy nước mắt liên tục, đau đớn, mắt sưng phồng to lên, dẫn đến mất hẳn thị giác. Nguyên nhân gây bệnh có thể do mắt bị nhiễm trùng, thần kính mắt (Lens) bị hư hỏng, do bướu, tai nạn, cũng có thể do bẩm sinh (Congenital) mà ra. Chỉ khi nào nước mắt ở trong mắt hoạt động bình thường, nhãn áp ở mắt giảm xuống thì mắt chỉ đỡ đau mà thôi.

 

tăng nhãn áp ở chó

 

Điều trị: Dùng thuốc và giải phẫu để làm giảm bớt nhãn áp, nhưng điều trị và giải phẫu đôi khi cũng không mang kết quả như mong muốn.

 

5. Chó bị mộng mắt, u cục ở mắt

 

Với nhiều cá thể chó, đang rất bình thường bỗng nhiên lại bị dị tật ở mắt hoặc có những mộng, khố u thịt lồi lên ở hốc mắt. Nguyên nhân chính là bởi chó bị viêm phần tuyến lệ hay viêm my mắt. Chó bị đau mắt khiến cho chó kém hoạt động, gây cản trở tầm nhìn của chó, và để lâu dài rất có thể chó sẽ bị hỏng mắt nếu bạn không chữa trị cho chúng.

 

Điều trị: Trong những trường hợp chó bị đau mắt kiểu dạng như thế này, cách tốt nhất là bạn hãy mang chú chó đến để bác sĩ thú y khám và có thể mổ mắt cho chúng. Những khối u này thường là lành tính, tỉ lệ thành công cao và xác xuất tái bệnh chỉ khoảng 10%.

 

chó bị mộng mắt

 

6. Chó bị đục thủy tinh thể

 

Chó bị đục thủy tinh thể là một căn bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với giống chó, đặc biệt căn bệnh này thường gặp phải ở những con chó lớn tuổi. Đục thủy tinh thể là hiện tượng mắt trở nên đục màu, mắt kéo màng, sưng mủ, chảy nhiều nước mắt và ghèn, nhãn cầu bị sung to lên khiến thị lực suy giảm có thể gây mù lòa. Bệnh đục thủy tinh thể thường gặp ở chó bị bệnh tiểu đường hoặc cũng có thể do di truyền, chủ yếu ở các giống chó như chó xù Miniature, chó săn Boston, chó Husky....

 

Điều trị: Mang chó ngay đến gặp bác sĩ thú y để kiểm tra và điều trị sớm nhất có thể nếu không sẽ dẫn đến thương tổn nặng nề và chó rất dễ sẽ bị mù.

 

đục thủy tinh thể ở chó

 

7. Quặm lông mi ở mắt chó

 

Đây là bệnh di truyền, do những sợi lông mi bị mọc ngược chọc vào phía trong mắt khiến mắt chó bị đau, viêm loét giác mạc, chảy nước mắt và sưng mủ ở vùng mí mắt, hốc mắt gây khó chịu cho chó, khiến thị lực gặp vấn đề. Bệnh này thường xảy ra ở một số giống chó nhỏ và chó to lớn có khuôn mặt gãy, mũi ngắn, vùng da mặt nhăn nheo và nhiều sợi lông rậm phủ khắp mặt như giống chó mặt khỉ, chó chow chow, chó pug, chó Japanese chin hay chó sục yorkshire...

 

Điều trị: Cách điều trị tận gốc và hiệu quả nhất với bệnh quặm lông mi ở chó là tiến hành phẫu thuật mắt cho chó bởi các bác sĩ thú y. Ngoài ra, chú ý đến việc vệ sinh, chăm sóc đôi mắt cho chó bằng cách vệ sinh sinh vùng mặt, nhỏ nước muối sinh lý, cắt tỉa vùng lông rậm quan mắt, những sợi lông mi quặm chọc vào mắt chó...

 

bệnh quặm lông mi ở chó

 

CHÚC BẠN THÀNH CÔNG!

 

Letrungpet.com đã có CHÍNH SÁCH BẢO HÀNH toàn diện dành cho những bệnh này. XEM THÊM VỀ CHÍNH SÁCH BẢO HÀNH: Tại đây

 

Chúc mừng bạn đặt hàng thành công

OK